Branding Personality là gì? Làm thế nào để xây dựng tính cách thương hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp

info@leagency.vn
0909 51 66 74
Đăng ký tư vấn
Branding Personality là gì? Làm thế nào để xây dựng tính cách thương hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố để quyết định sự thành công của một thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu của bạn có trở nên độc đáo và thu hút khách hàng mua hàng của bạn hơn là của đối thủ cạnh tranh hay không đều phải dựa vào Tính cách thương hiệu. Đây được ví như một “bản sắc” riêng biệt của thương hiệu đó.  

Bạn luôn nỗ lực trong các chiến lược Marketing của mình nhưng không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn? Rất có thể là do việc xây dựng tính cách thương hiệu của bạn gặp nhiều vấn đề.

Khi đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đang muốn tìm hiểu xem Branding Personality là gì? Làm thế nào để tạo nên tính cách thương hiệu của riêng bạn? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 

 

Branding Personality là gì? 

Branding Personality là sự nhân cách hóa cho thương hiệu, có nghĩa là đưa tính cách, nhân phẩm của bạn đặt vào thương hiệu. Như “bản sao tinh thần” của bạn, thương hiệu cần có tiếng nói, màu sắc riêng biệt tạo nên những cảm nhận khác nhau trong khách hàng khi nghĩ về nó.

Branding Personality sẽ là phương tiện để kết nối với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng. Thông qua nội dung, hình thức và cách thức hoạt động khách hàng sẽ cảm nhận về thương hiệu của bạn theo cách riêng của họ.

“Ấn tượng đầu tiên sẽ là ấn tượng cuối cùng” là câu nói chúng ta thường hay nghe thấy. Bạn sẽ chỉ có cơ hội tiếp cận với một người trong khoảng gian đầu tiên họ nhìn thấy bạn. Nếu không gây được ấn tượng tốt, bạn sẽ rất khó khăn để kết nối với họ ở những lần sau. 

Chính vì thế, bạn phải tạo nên tính cách thương hiệu của riêng mình để tạo ấn tượng tốt với khách hàng từ ban đầu. 

 

Mô hình tâm lý tính cách thương hiệu

Bạn có bao giờ suy nghĩ rằng tại sao đôi khi mình lại bị thu hút và dễ dàng có cảm tình với một số thương hiệu, và ngược lại không? Điều này sẽ được giải thích qua mô hình tâm lý tính cách thương hiệu của nhà tâm lý học Jennifer Aaker.

Theo đó, chúng được phân loại thành 5 tâm lý tính cách: Chân thành (Sincerity), Sự hào hứng (Excitement), Năng lực (Competence), Sự tinh tế (Sophistication) và Sự cứng cỏi (ruggedness) 

 

Chân thành (Sincerity)

Điều tiên quyết khi khách hàng lựa chọn một thương hiệu nào đó là sự an toàn và uy tín. Nếu thương hiệu luôn mang tính cách trung thực, giữ lời hứa và tôn trọng thì sẽ nhận lại được sự tín nhiệm của khách hàng. Tạo nên mối quan hệ tốt với khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ nhận lại kết quả hơn cả sự mong đợi. 

Sự hào hứng (Excitement)

Việc tạo ra nhiều hào hứng, sáng tạo, hợp xu hướng, sự hấp dẫn và mới mẻ như Tiktok, Adidas,... sẽ giúp thương hiệu kích thích khách hàng trên thị trường tìm đến và kết nối với họ nhiều hơn.  

Năng lực (Competence)

Những thương hiệu mang phẩm chất thông minh, năng lực, uy tín sẽ được người dùng ưu tiên lựa chọn khi muốn giải quyết vấn đề vì họ tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt mọi việc nhờ vào thương hiệu ấy. Google, Microsoft là minh chứng cho tính cách thương hiệu này.

Sự tinh tế (Sophistication)

Sự tinh tế và thời thượng của các thương hiệu như Dior, Gucci, Chanel,... như một cá tính thương hiệu kết hợp sự cao cấp cùng phong cách quý phái để khách hàng tìm đến,thể hiện phong cách sống sang trọng của tầng lớp thượng lưu.

Sự cứng cỏi (ruggedness)

Sự năng động, khỏe khoắn, tự do, mạo hiểm là những lối sống mà một số thương hiệu hướng đến khách hàng. Những người cá tính, sẵn sàng khám phá, hòa nhập với thế giới bên ngoài sẽ cảm nhận và thu hút bởi những tính cách thương hiệu này.

 

Cách xây dựng tính cách thương hiệu

Việc xây dựng Branding Personality không phải trong thời gian ngắn. Bạn cần phải nghiên cứu và xác định được mục tiêu mà bạn hướng đến mới có thể xác định được tính cách thương hiệu của mình.

Vì vậy, chúng ta hãy đi từng bước trong quá trình xác định tính cách thương hiệu.

1. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên để xây dựng tính cách thương hiệu bắt đầu bằng việc tìm hiểu đối tượng muốn nhắm đến. Việc bạn càng hiểu rõ đối tượng mục tiêu thì quá trình xây dựng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Lúc này bạn phải phân tích mục tiêu cho doanh nghiệp của mình thông qua nhân khẩu học, tâm lý hành vi của họ.

2. Xác định vai trò của doanh nghiệp

Bạn mong muốn mang lại giá trị gì cho công chúng từ doanh nghiệp của mình? Thông qua lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến cho khách bạn sẽ xác định được vai trò của doanh nghiệp.

3. Chọn hình mẫu phù hợp với thương hiệu của bạn

Giá trị bạn cung cấp cho cuộc sống của khách hàng như thế nào chính là vai trò thương hiệu của bạn. Bạn có thể tham khảo Mô hình 12 hình mẫu thương hiệu để dễ dàng xác định hơn:

 

 

Sau khi tìm hiểu, bạn sẽ xác định được hình mẫu phù hợp nhất với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, một thương hiệu có thể mang một hình mẫu chính và đi kèm theo một vài hình mẫu bổ sung. Điều này sẽ giúp bạn có thêm những đặc điểm bổ sung thu hút khách hàng nhiều hơn. 

4. Xác định giọng nói thương hiệu

Khi đã xác định được những đặc điểm trên, điều bạn cần làm là tạo ra tiếng nói thương hiệu để hỗ trợ thể hiện tất cả ra với khách hàng.

 

Làm thế nào để tạo nên tính cách thương hiệu của riêng bạn?

Dù bạn cố gắng xây dựng tính cách thương hiệu một cách hoàn hảo nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không biết cách vận hành hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn làm thế nào để tạo nên tính cách thương hiệu của riêng bạn.

Đưa tính cách thương hiệu vào thông điệp thương hiệu

Vì thông điệp thương hiệu của bạn sẽ được truyền tải tới khách hàng mục tiêu, nên đó là cách dễ dàng nhất để thể hiện cá tính của bạn. Do vậy, bạn cần điều chỉnh linh động các nội dung như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, slogan,... bằng việc áp dụng các đặc điểm của tính cách thương hiệu vào.

Đưa tính cách thương hiệu vào câu chuyện thương hiệu

Thực tế cho thấy, tiếp thị bằng cách kể chuyện đạt được hiệu quả cao rất nhiều so với các hình thức khác. Một câu chuyện thương hiệu lôi cuốn, được khách hàng đánh giá cao không phải từ doanh nghiệp của bạn mà vì họ thấy được câu chuyện của bản thân mình trong đấy. Quảng cáo các thương hiệu Thái Lan đã luôn áp dụng điều đó và nhận lại thành công trên mong đợi.

Vì thế, bạn hãy kể câu chuyện thương hiệu bằng tính cách thương hiệu của mình để thu hút khách hàng nhiều hơn.

Đưa tính cách thương hiệu vào bộ nhận diện thương hiệu

Cuối cùng là bạn cũng cần đem tính cách thương hiệu vào ngữ điệu, logo, màu sắc, hình ảnh, giọng nói để mang được dấu ấn riêng biệt. Đây là cách để cho khách hàng dễ nhận diện thương hiệu của bạn nhất.

 

 

Trên đây là những chia sẻ của LE AGENCY về Branding Personality. Tính cách thương hiệu là một trong yếu tố giúp cho khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì chọn đối thủ cạnh tranh. Vậy nên bạn hãy dành nhiều thời gian để xác định và phát triển tính cách thương hiệu của mình một cách hiệu quả.  

Đọc thêm: Thương hiệu cá nhân - chìa khoá mở cửa thành công 

 

Zalo
Hotline