Bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại lâu năm đều đã trải qua giai đoạn thịnh vượng đến suy thoái. Điều này là hoàn toàn dĩ nhiên, doanh nghiệp đã trải qua thời kỳ hoàng kim và bắt đầu mất đi vẻ lấp lánh ban đầu và không còn “tươi mới”.
Đây chính là thời điểm doanh nghiệp cần phải làm mới thương hiệu nếu muốn thương hiệu tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.
Ở bài viết này, LE AGENCY sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề về REBRANDING Từ đó đưa ra chiến lược tái định vị cho thương hiệu của mình đạt hiệu quả.
Rebranding là gì?
Làm mới thương hiệu (Rebranding) được hiểu là việc “hồi sinh” một diện mạo hoàn toàn mới cho sản phẩm/dịch vụ hoặc của cả doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Mục đích là thay đổi cách nhìn và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ nói riêng và cả thương hiệu đó nói chung.
Các khía cạnh của Rebranding có thể bao gồm việc thay đổi nhãn hiệu, logo, bao bì mới và đem cả chất liệu hiện đại vào trong chiến dịch marketing.
Tuỳ vào mục tiêu trọng điểm riêng mà mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược làm mới thương hiệu riêng cho mình. Đó có thể bao gồm việc thay đổi tầm nhìn sứ mệnh để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đổi mới hình ảnh của công ty để thu hút ánh nhìn của thị trường trẻ hơn, hoặc là việc mở rộng thị trường phân phối hay hợp tác kinh doanh lĩnh vực mới.
Một số doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược để đổi mới hình ảnh thương hiệu, xoá bỏ những “tai tiếng” không tốt trong quá khứ hoặc nhằm bắp kịp theo xu hướng hiện đại mà thay đổi diện mạo mới.
Ở thị trường Việt Nam, câu chuyện tái định vị của Biti’s là một trong những dẫn chứng cụ thể về việc thay đổi diện mạo đánh dấu sự trưởng thành, thúc đẩy thương hiệu phát triển.
Những lí do cần xem xét để đổi mới thương hiệu
Theo thời gian, thương hiệu của bạn sẽ trở nên lỗi thời. Lúc này, bạn cần phải xem xét để làm mới thương hiệu. Ngay cả các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Pepsi, Cocacola,... cũng đã trải qua nhiều lần đổi mới thương hiệu.
Sau đây là 5 lí do bạn cần xem xét để Rebranding
1. Giữ “hình tượng” thương hiệu
Những yếu tố cơ bản được lặp đi lặp lại như màu sắc, font chữ, hình ảnh, logo thương hiệu của bạn sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian. Bạn muốn chúng trông mới mẻ hơn? Đây sẽ là thời điểm bạn phải thay đổi chúng để phù hợp với thị trường và bắt kịp xu thế.
2. Lấy khách hàng làm trọng điểm
Hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian và phát triển không ngừng. Vì vậy, thương hiệu của bạn phải lấy khách hàng làm trung tâm và xem đó là mục tiêu trọng điểm để thay đổi. Từ đó, duy trì được lượng khách hàng trung thành và tăng trương thêm khách hàng tiềm năng mới.
Khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì việc giữ chân khách hàng sẽ là thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Một thương hiệu mới sẽ giúp thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng, từ đó khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn sẽ tăng lên.
3. Thay đổi “nhà quản trị”
Công ty hoạt động lâu năm sẽ không tránh khỏi việc thay đổi ban lãnh đạo. Khi một người sáng lập trước rời đi, người mới sẽ vào thay thế và công ty đó sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi nhà lãnh đạo sẽ gắn liền với phong cách lãnh đạo và những Tính cách thương hiệu khác nhau. Đây sẽ là thời điểm doanh nghiệp bạn cần xem xét và thay đổi diện mạo mới cho thương hiệu.
4. Sáp nhập và mua lại (M&A)
Khi việc này xảy ra, xem như doanh nghiệp bạn đã được “đổi chủ”, lúc này cần xem xét từ tổng quan đến trọng điểm của thương hiệu. Nếu có sự trùng lặp về đối tượng mục tiêu, phân khúc thị trường,... thì việc đổi mới thương hiệu sẽ tạo nên bản sắc mới cho doanh nghiệp của bạn.
5. Tái định vị thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp tồn tại lâu năm từ lúc bắt đầu cho đến khi phát triển thịnh vượng trên thị trường, theo thời gian ắt hẳn sẽ khác rất nhiều so với lúc ban đầu. Những hình ảnh xây dựng ban đầu sẽ có thể cản trở sự phát triển doanh nghiệp đó, hay trở thành trách nhiệm “cứng nhắc” kìm hãm doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, cần thay đổi và định vị lại thương hiệu trên con đường mới.
7 quy tắc cần tuân thủ trong đổi mới thương hiệu
Mọi sự nỗ lực trong việc đổi mới thương hiệu bên cạnh thành công sẽ không tránh khỏi thất bại. Đổi mới thương hiệu là một việc mạo hiểm, vì thế bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Trước khi bạn mạo hiểm thay đổi thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn cần phải xem xét thật kỹ xem có cần chuẩn bị lại thương hiệu của bạn ngay từ ban đầu hay không. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn đã thay đổi theo thời gian thì Rebranding sẽ giúp doanh nghiệp bạn sẽ duy trì được sự quan tâm của họ. Hay nếu đối thủ cạnh đang ngày càng chiếm đi thị phần của bạn trên thị trường thì việc này sẽ là phương án hiệu quả dành cho bạn.
Để giúp bạn xem xét xem quyết định của mình là sáng suốt hay không và làm thế nào để tạo nên chiến lược đổi mới thương hiệu thành công. Chúng tôi chia sẻ đến bạn 7 quy tắc bạn cần tuân thủ để tránh những sai lầm trong việc đổi mới thương hiệu.
1. Tìm điểm chung giữa thương hiệu của bạn với khách hàng
Người tiêu dùng chỉ trung thành khi bạn đáp ứng được nhu cầu của họ, tuy nhiên nhu cầu của họ luôn thay đổi. Điều quan trọng nhất khi bắt tay vào đổi mới thương hiệu là bạn cần thiết lập cho mình kế hoạch để xây dựng mối liên hệ gắn kết với khách hàng. Bằng cách truyền tải những thông điệp hoặc truyền cảm hứng đến họ bằng những câu chuyện, điều này sẽ giúp thương hiệu bạn in sâu vào tâm trí cũng như nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng hơn.
2. Không làm mất giá trị cốt lõi ban đầu của thương hiệu
Bản chất riêng của thương hiệu là một trong những điều quan trọng hoạt động kinh doanh của bạn. Nó không chỉ mang lại cho bạn tiếng nói, hình ảnh và vị trí nhất định trên thương trường mà còn là khuôn khổ để thương hiệu bạn phát triển nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi hướng đến ban đầu.
Vì thế bạn hãy cẩn thận và cái thiện chúng một cách suôn sẻ để không làm thay đổi đi cách nhìn nhận của khách hàng đối với thương hiệu.
3. Hợp lí hoá quản lí danh tính
Thông tin của doanh nghiệp bạn bao gồm các cá nhân, nhân viên hoặc nhà thầu, cổ đông có liên quan sẽ được quản lý dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số. Vì vậy, các thông tin này phải được quản lý một cách đáng tin cậy và đảm bảo rằng các quyết định kiểm soát truy cập dựa trên thông tin chính xác; tránh trường hợp quá nhiều tên thương hiệu trùng lặp.
4. Tập trung và dừng việc suy nghĩ quá nhiều
Dù bạn là chủ một doanh nghiệp, hay người sáng tạo nội dung, hay là tiếp thị truyền thông thì không thể nào tránh khỏi việc mong muốn làm những điều lớn lao cho thương hiệu của mình và luôn tự đặt ra câu hỏi”Liệu chúng ta có đang làm đúng không?”. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian cứ xem xét và sửa đổi qua sẽ làm cho kế hoạch của bạn bị trì trệ. Điều này sẽ làm chậm tiến độ để bạn phát triển những ý tưởng tiếp theo và đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh triển khai trước bạn. Hãy tập trung và tránh suy nghĩ quá nhiều về ý tưởng trong chiến lược.
5. “Hồi sinh” để tăng sự thu hút cho thương hiệu
Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi thì chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo. Bằng cách đổi mới thương hiệu, doanh nghiệp có thể cập nhật hình ảnh và thông điệp của mình để phù hợp hơn với nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu.
Chẳng hạn như, nếu một thương hiệu thời trang đã nổi tiếng từ lâu, ngày nay muốn thu hút khách hàng trẻ nhiều hơn, thì thương hiệu này bắt buộc cần phải thay đổi để thu hút đối tượng mục tiêu đó. Đó là thể là thay đổi logo, thiết kế lại website và tạo ra các chương trình xúc tiến bán hàng mới nhằm đánh vào tâm lý, sở thích của người tiêu dùng.
6. Đừng Rebrand, nếu bạn chỉ muốn đổi tên thương hiệu
Chúng ta từng nghe rằng “Một cái tên không phải là thương hiệu và một thương hiệu không chỉ là cái tên”.
“Tên” đối với doanh nghiệp chỉ đơn là cái tên, bạn có thể dùng để làm dấu hiệu nhận biết như ký tên, email,...
Còn đối với “thương hiệu”, đó không chỉ đơn thuần là cái tên. Đó là câu chuyện mà bạn truyền tải đến đối tượng nhắm đến, đó là trải nghiệm của khách hàng, đó là tính cách, thái độ mà bạn thể hiện. Và trên hết đó là những gì khách hàng mong đợi từ doanh nghiệp của bạn.
Đổi mới thương hiệu không phải là bạn chỉ cần đổi tên thì hoạt động kinh doanh của bạn sẽ đổi mới. Mà đó là cả một diện mạo mới từ hình thức cho đến nội dung.
7. Đừng tham vọng và liều lĩnh
Nếu doanh nghiệp bạn đang hoạt động ổn định, nhưng bạn lại mong muốn chúng có thể vươn xa hơn trên thị trường và bắt đầu lên chiến lược xây dựng lại thương hiệu. Đây là điều hoàn toàn sai lầm, nó có thể dẫn đến “tác dụng phụ” đối với những khách hàng đang trung thành với bạn. Vì vậy, không phải lúc nào cũng áp dụng đổi mới cho thương hiệu, bạn cần cân nhắc đến “thiên thời, địa lợi, nhân hoa” mới có thể đưa doanh nghiệp mình phát triển.
Rebranding là một chiến lược tuy mạo hiểm nhưng lại mang lại thành công cho thương hiệu nào biết áp dụng đúng hướng. Trong khi nhu cầu ngày nay của khách hàng luôn thay đổi không ngừng thì viêc đổi mới thương hiệu là điều mà doanh nghiệp nào cũng nên suy nghĩ về nó. Hy vọng bài viết ngắn trên đây, sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về Rebranding, từ đó chọn đường con đường đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
LE AGENCY luôn hy vọng mang lại cho bạn những chia sẻ bổ ích về xây dựng thương hiệu, nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ về Marketing uy tín, hãy để LE AGENCY trở thành người bạn đồng hành trên con đường phát triển của doanh nghiệp bạn.