BRAND POSITIONING: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

info@leagency.vn
0909 51 66 74
Đăng ký tư vấn
BRAND POSITIONING: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay là nhà tiếp thị, một điều chắc chắn rằng bạn luôn muốn thương hiệu của mình sẽ là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong lĩnh vực kinh doanh đó. Những doanh nghiệp thành công như KFC, Coca Cola đều có chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ, thương hiệu của họ luôn được đề cập đầu tiên trong tất cả sản phẩm cùng ngành với họ. 

Một thương hiệu đang nỗ lực phát triển và thành công thì việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu mạnh là điều bắt buộc. Điều này giúp bạn tăng trưởng lòng trung thành của khách hàng, tạo nên uy tín và khác biệt với đối thủ cạnh tranh. 

Cùng LE AGENCY tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

 

Định vị thương hiệu là gì? 9 phương pháp giúp định vị thương hiệu

 

Branding Positioning là gì? 

Định vị thương hiệu là quá trình khẳng định vị thế của bạn trong tâm trí khách hàng, không chỉ đơn giản là hình ảnh, âm thanh mà còn là quá trình sử dụng chúng như thế nào để doanh nghiệp bạn tạo dấu ấn và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

Khi doanh nghiệp của bạn có lợi nhuận, có giá trị và có uy tín đối với khách hàng thì xem như chiến lược định vị thương hiệu của bạn đạt hiệu quả. 

Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng ?

Định vị thương hiệu tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy giá trị trên thị trường và cuối cùng là mang về lợi nhuận. 

Khi đã có vị trí trên thị trường rồi, bạn cũng cần phải lập kế hoạch định vị thương hiệu để theo dõi hình ảnh thương hiệu của mình. 

 

Một số hình thức chiến lược định vị thương hiệu 

Việc lựa chọn hình hình thức phù hợp cũng rất quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu, điều này có thể làm nổi bật lợi thế cạnh tranh mình. Dưới đây là một số hình thức chiến lược định vị phổ biến hiện nay giúp bạn lựa chọn trong chiến lược định vị thương hiệu. 

1. Định vị dịch vụ khách hàng 

Chiến lược định vị này sẽ tạo khác biệt qua việc bạn đánh bật dịch vụ chăm sóc khách hàng lên, làm khách hàng cảm thấy được thoả mãn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khách hàng có thể đồng ý chi trả và mua sản phẩm ở phân khúc cao để nhận lại được sự chăm sóc của đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo. Đây là chiến lược mang lại hiệu quả cao vì khách hàng sẽ trở thành người quảng bá cho doanh nghiệp của bạn.

2. Định vị dựa trên giá cả

Lựa chọn giá làm chiến lược định vị là một chiến lược hợp lý. Khi bạn định giá sản phẩm/dịch vụ của mình với mức thấp khi tung ra thị trường, với tâm lý thích giá rẻ mà chất lượng tốt, điều chắc chắn là sẽ có lượng lớn khách hàng tìm đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. 

Tuy nhiên, áp dụng chiến lược này có thể mang lại cho bạn một số trở ngại. Khi tung ra giá quá rẻ, nhiều người sẽ lo ngại và có định kiến về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó không tốt. Đồng thời bạn cũng phải đối mặt với khó khăn về tài chính, ngân sách. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định chọn áp dụng chiến lược này. 

3. Định vị dựa trên sự tiện lợi

Chiến lược định vị dựa trên sự tiện lợi là làm nổi bật lý do vì sao khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ bên bạn lại tiện lợi hơn so với đối thủ. Đó có thể là tính đa năng, phủ sóng rộng rãi,... bằng nhiều cách thực hiện hướng đến mục đích cuối cùng vẫn là sự tiện lợi cho khách hàng. 

4. Định vị dựa trên chất lượng 

Định vị dựa trên chất lượng là tập trung nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ đi kèm với đó là khách hàng sẽ chi trả chi phí đắt đỏ khi lựa chọn mua sản phẩm. Chất lượng cao đến từ nguyên vật liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng vào,...

Chiến lược này phụ thuộc vào thu nhập và tâm lý mua sắm của khách hàng. Nếu khách hàng có khả năng chi trả nhưng lại thuộc tuýp người cân nhắc kỹ lưỡng khi mua sắm, họ sẽ chọn một sản phẩm dịch vụ khác tương tự như của bạn với giá thành thấp hơn. Nếu khách hàng thuộc tuýp thu nhập cao và phóng khoáng trong mua sắm, lúc này chiến lược định vị thương hiệu của bạn sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ. 

5. Định vị truyền thông mạng xã hội 

Điều quan trọng trong định vị truyền thông mạng xã hội là bạn cần xác định được nền tảng mà khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến sử dụng nhiều nhất. Từ đó, bạn sẽ tập trung vào định vị trên những nền tảng đó, truyền tải thông điệp của bạn đến họ. 

6. Định vị khác biệt hoá  

Chiến lược định vị khác biệt hoá dựa trên tính độc đáo, cá tính riêng biệt, đổi mới chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn thực hiện chiến lược này, các khách hàng thích sự mới mẻ sẽ rất dễ bị thu hút, sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ rất có thể trở thành trào lưu trên thị trường. 

 

Cách tạo chiến lược định vị thương hiệu thành công    

Dưới đây là các bước tạo nên chiến lược định vị thương hiệu, từ đó bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thương hiệu của bạn và tạo cho mình được chiến lược định vị thành công

 

Brand positioning là gì? Cách lập plan brand positioning cho thương hiệu từ  A - Z

 

1. Xác định vị thế hiện tại thượng hiệu của bạn trên thị trường 

Đầu tiên bạn cần làm là xác định vị trí của mình trên thị trường như thế nào và so với đối thủ cạnh tranh ra sao. 

Điều này qua việc bạn xem xét và xác định khách hàng mục tiêu của bạn sẽ thuộc đối tượng nào, tâm lý mua hàng của họ như thế nào. Tiếp theo, là xác định sứ mệnh và giá trị mà bạn muốn mang đến người tiêu dùng và điều khác biệt so với đối thủ. Cuối cùng là xem tính cách và hình ảnh thương hiệu của bạn đã phù hợp với khách hàng hay chưa. 

 

2. Tạo biểu đồ về bản chất của thương hiệu 

Khi bạn đã xác định được vị trí thương hiệu trên thị trường thì bạn cũng cần tìm ra ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng thông qua Biểu đồ bản chất của thương hiệu qua 7 yếu tố sau đây: 

Tính năng: đối với các sản phẩm thuộc về công nghê thì cần phải xác định được thuộc tính. 

Tiện ích: đó là việc khách hàng sẽ nhận lại những trải nghiệm gì khi chọn sản phẩm, dịch vụ bên bạn. 

Đặc điểm tính cách: tính cách thương hiệu được áp dụng vào để tạo nên màu sắc riêng của thương hiệu 

Khách hàng nói gì: khách hàng nói gì sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn, việc này sẽ được dựa vào tính cách thương hiệu của bạn để có cái nhìn tổng quan hơn. 

Khách hàng nghĩ gì: khách hàng sẽ nghĩ gì sau khi kết nối với thương hiệu của bạn, và phần này sẽ giúp bạn xem xét về thông điệp thương hiệu mang đến khách hàng. 

Bản chất thương hiệu: Tổng hợp tất cả thông tin trên bạn sẽ xác định được bản chất hay có thể là định vị ban đầu của thương hiệu. 

 

3. Xác định đối thủ cạnh tranh 

Sau khi xác định được bản chất thương hiệu thì việc tiếp theo là bạn cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình. Tại sao lại làm điều này? Bạn cần phải tìm hiểu để xem ai đang đối đầu với thương hiệu mình và nghiên cứu để đưa ra phương án tốt hơn cho thương hiệu của mình. 

Có nhiều cách để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh như: 

Nghiên cứu thị trường

Khảo sát phản hồi của khách hàng trực tiếp

Nghiên cứu trên truyền thông mạng xã hội

 

4. Nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ cạnh tranh 

Sau khi đã xác định được đối thủ của bạn bao gồm những ai thì đã đến lúc bạn cần nghiên cứu cách họ định vị thương hiệu của mình như thế nào, bao gồm các yếu tố: 

  • Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? 
  • Sản phẩm hay dịch vụ mà hiện tại họ đang cung cấp ra thị trường
  • Chiến lược truyền thông, tiếp thị của họ như thế nào? 
  • Vị thế của họ trên thị trường hiện nay. 

 

5. Xác định giá trị đặc trưng của thương hiệu 

Một thương hiệu thông minh sẽ biết cách tạo nên những điều đặc biệt và độc đáo cho thương hiệu, và hiển nhiên chúng phải mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp đó. 

Khi đã nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, biết được điểm yếu và điểm mạnh của họ, bạn sẽ nhận thấy giữa họ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu tương đồng với nhau.  Hãy biến điểm yếu của họ trở thanh điểm mạnh của bạn. Đây sẽ là giá trị khác biệt giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo, từ đó tạo nên bước đệm hoàn hảo trong chiến lược định vị. 

 

6. Lập bảng định vị thương hiệu 

Nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sẽ cảm thấy khá rắc rối vì quá nhiều việc cần phải thực hiện. Việc lập bảng định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được chi tiết các việc cần làm theo thứ tự từ tổng quan đến chi tiết.

 

7. Tuyên bố định vị thương hiệu 

Đây là thời điểm bạn cần tuyên bố định vị thương hiệu của mình đến công chúng. Theo The Cult Branding Company, “Tuyên bố định vị là một tuyên bố gồm một hoặc hai câu nhằm truyền đạt giá trị độc đáo của thương hiệu tới khách hàng so với đối thủ cạnh tranh của bạn.” 

Khi tuyên bố định vị, bạn cần lưu ý một số vấn đề như khách hàng mục tiêu, danh mục sản phẩm/dịch vụ, giá trị mang lại của sản phẩm/dịch vụ. 

8. Đánh giá hiệu quả của tuyên bố định vị thương hiệu

Bạn sẽ cần thời gian để xem xét xem tuyên bố định vị thương hiệu có hiệu quả hay không.  Bằng cách kiểm tra và khảo sát trải nghiệm khách hàng, bạn sẽ xác định được tuyên bố định vị của mình có đạt được mục tiêu đề ra hay không và điều chỉnh lại sao cho tối ưu nhất. 

9. Tạo nên mối liên kết với khách hàng tiềm năng 

Kết nối với khách hàng tiềm năng ngay từ đầu sẽ tạo nên lòng tin  và giúp họ có ấn tượng tích cực đối với thương hiệu của bạn. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, về vấn đề họ đang phương cách giải quyết nhờ vào sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

10. Luôn nhấn mạnh sự khác biệt trong quá trình bán hàng 

Những nét khác biệt và độc đáo của thương hiệu giúp cho khách hàng tìm đến và trải nghiệm. Chính vì thế, bạn cần xem xét và đảm bảo rằng khách hàng và cả khách hàng tiềm năng luôn cảm nhận được sự khác biệt đó trong suốt quá trình mua hàng. 

11. Tạo nên giá trị cho khách hàng 

Khi khách hàng tiềm năng tìm đến bạn điều đó có nghĩa rằng họ đang muốn giải quyết vấn đề đang gặp phải nhờ vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Vì thế, mục tiêu tiên quyết chính là sản phẩm, dịch vụ của bạn là mang lại giá trị cho khách hàng. 

12. Đảm bảo nhân viên chăm sóc khách hàng là bộ mặt của thương hiệu 

Nhân viên chăm sóc khách hàng được xem là “đại sứ” cho thương hiệu đó, khách hàng sẽ nhận biết thương hiệu thông qua giọng điệu, phong thái của nhân viên mang lại. Chính vì thế, bạn cần phải đảm bảo, training cho nhân viên hiểu rõ về bản chất của thương hiệu mình. 

 

Trên đây là những chia sẻ của LE AGENCY về chiến lược định vị thương hiệu. Mọi doanh nghiệp muốn thành công thì phải xây dựng được cho mình chiến lược định vị riêng biệt trên trên thị trường. Theo dõi LE AGENCY để tìm hiểu thêm về việc xây dựng thương hiệu nhé! 

Đọc thêm: 7 quy tắc cần tuân thủ trong đổi mới thương hiệu 

                  Làm thế nào để xây dựng tính cách thương hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp

 

Zalo
Hotline